Nhắc đến củ sắn (miền Nam còn gọi là củ khoai mì), người ta thường nghĩ ngay đến một loại củ chứa nhiều tinh bột. Vậy ăn sắn có béo không? Sắn có tác dụng giảm cân không? Hãy cùng tham khảo một số thông tin dưới đây trước khi muốn đưa củ sắn vào thực đơn giảm cân của bạn.
Lợi ích của việc ăn sắn
Củ sắn là một loại củ có giá thành rẻ nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Cùng xem qua những thành phần chính cũng như lợi ích sức khỏe mà nó đem lại dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100gr sắn
Theo kết quả phân tích thành phần từ các chuyên gia dinh dưỡng, củ sắn chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe. Điển hình trong số đó là các loại vitamin B1, B2, PP (0.02 – 0.5mg), các loại khoáng chất có lợi như canxi (18 – 22,5g), chất xơ (1.1 – 1.7g), chất tro (0.6 – 0.9g),… Bên cạnh đó, trong 100gr sắn chỉ chứa khoảng chưa đến 2% tinh bột, một con số khá ngạc nhiên khi nhắc đến loại củ này. Và thành phần chủ yếu của nó là nước, chiếm đến 88-90%.
Tuy nhiên, số liệu trên là số liệu thống kê trung bình mang tính tương đối khi kiểm soát lượng dinh dưỡng trung bình trên 100gr sắn. Thành phần dinh dưỡng có thể thay đổi linh hoạt tùy vào điều kiện trồng trọt cũng như giống loài.
Lợi ích về sức khỏe khi ăn sắn
Là một loại củ rất phổ biến hàng ngày, nhưng củ sắn có những lợi ích đáng kể đối với sức khỏe không phải ai cũng biết.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và bệnh tiểu đường. Với chỉ số đường huyết thấp, củ sắn được xem là một lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nồng độ cholesterol là lợi ích đầu tiên mà củ sắn mang lại.
- Thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương hở. Trong củ sắn chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C có lợi cho da. Vì thế, sắn có tác dụng tốt trong việc sản sinh các mô phục hồi các vết thương.
- Cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Là một loại củ phổ biến, dễ trồng nên giá thành rẻ, củ sắn góp phần cung cấp các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đó là lý do ở châu Phi, sắn đóng vai trò như một nguồn lương thực chủ chốt ở các nước kém phát triển.
- Lợi ích đối với người huyết áp cao. Trong củ sắn chứa nhiều hàm lượng kali, chất đóng vai trò làm giảm huyết áp. Vì vậy, ăn củ sắn sẽ giúp cân bằng huyết áp đối với người huyết áp cao khi họ nạp quá nhiều natri vào cơ thể.
Ăn sắn có béo không? Giảm cân có nên ăn sắn?
Cùng họ với khoai lang, một loại thực phẩm hỗ trợ đắc lực khi giảm cân nên nhiều người thường cho củ sắn vào thực đơn ăn kiêng của mình. Vậy thực sự sắn có béo không? Việc ăn sắn khi đang giảm cân là đúng hay sai?
Câu trả lời là hoàn toàn đúng. Như đã nói trên, thành phần chủ yếu của sắn là nước, tinh bột chỉ chiếm chưa đến 2%, lại giàu chất xơ nên sẽ là một thực phẩm giảm cân tuyệt vời. Với hương vị ngọt bùi, dễ ăn và giúp no lâu, củ sắn không chỉ không gây tăng cân mà còn giúp giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế việc nạp thêm lượng calo không cần thiết vào cơ thể.
Hơn thế nữa, trong 100gr sắn luộc chỉ chứa khoảng 112kcal, một lượng calo khá nhỏ có thể tiêu thụ hoàn toàn chỉ với việc đi bộ hay làm việc nhà. Đây quả là một loại thực phẩm không thể bỏ qua đối với những ai muốn giảm cân với những bữa ăn đơn giản.
Những lưu ý khi ăn củ sắn
Là một loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến, tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, cần theo dõi một vài lưu ý như sau:
Ngâm củ sắn trước khi chế biến
Bên cạnh những chất dinh dưỡng có lợi thì trong củ sắn tươi cũng có chứa những thành phần độc tố. Vì vậy, trước khi chế biến, cần loại bỏ 2 lớp vỏ của sắn và ngâm trong nước từ 20-30 phút. Điều này sẽ làm giảm tối đa các loại độc tố có trong củ sắn tươi, đặc biệt là phần mủ.
Không nên ăn sắn tươi
Vẫn có một số ít người ăn sắn tươi chưa qua chế biến, điều này là hoàn toàn không nên. Trong củ sắn có chứa nhiều thành phần axit không tốt cho dạ dày, vì vậy ăn sắn tươi sẽ có hại cho sức khỏe.
Lạm dụng sắn trong quá trình giảm cân
Sau khi nhận được câu trả lời từ việc ăn sắn có béo không, nhiều người muốn giảm cân nhanh đã lạm dụng củ sắn trong thực đơn giảm cân của mình. Theo nhiều phản hồi trên các diễn đàn sức khỏe, rất nhiều người bị tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi ăn quá nhiều sắn trong thời gian giảm cân. Cho nên, khi thêm sắn vào bữa ăn, cần có chế độ kết hợp và điều chỉnh khoa học.
Với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã tìm được cho mình câu trả lời liệu ăn sắn có béo không. Hi vọng mỗi người sẽ tìm được cho mình một thực đơn giảm cân hợp lý, đặc biệt là khi kết hợp với sắn. Chúc các bạn luôn khỏe và đẹp!