Ẩm thựcMón lẩu

Cách làm lẩu bò ba toa tại nhà thơm ngon chuẩn vị

Lẩu bò ba toa hấp dẫn khách hàng bởi mùi thơm và các hương vị đặc biệt của chúng. Ngoài ra lẩu bò ba toa còn là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Để bạn có thể dễ dàng nấu chúng cho cả gia đình cùng thưởng thức, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách làm lẩu bò Ba Toa tại nhà thơm ngon chuẩn vị. Hãy theo dõi bài viết và làm thử ngay bạn nhé.

1. Nguồn gốc tên gọi của lẩu bò Ba Toa

Lẩu bò Ba Toa là một đặc sản nổi tiếng của thành phố lịch Đà Lạt. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều nhà hàng có bán lẩu bò ba toa ở mọi ngóc ngách nơi đây. Ba tToa không phải tên gọi của loại bò cũng không phải địa danh nào của thành phố Đà Lạt càng không phải tên của đầu bếp sáng chế ra món lẩu này.

Cái tên ba toa có nguồn gốc từ chữ Abattoir – một tên tiếng pháp có nghĩa là lò mổ bò. Ngày nay nó còn được gọi với cái tên lẩu cầu gỗ, nếu bạn đã từng được thưởng thức thì sẽ không bao giờ quên được mùi vị ấn tượng của loại lẩu này.

2. Nguyên liệu để nấu lẩu bò Ba Toa

Nguyên liệu làm lẩu bò ba toa
Nguyên liệu làm lẩu bò ba toa

Để có thể tự nấu một nồi lẩu bò ba toa tại nhà thì việc đầu tiên bạn phải mua đầy đủ nguyên liệu. Các nguyên liệu thực hiện cách nấu lẩu bò Ba Toa đều rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta nên bạn sẽ không khó khăn gì khi phải chuẩn bị chúng.

  • 500 gram thịt bò hoặc gân bò. Đây là nguyên liệu quan trọng nhất cần phải có vì nó là yếu tố chính làm nên nồi lẩu bò.
  • 500gr xương ống bò. Để nước dùng của nồi lẩu được ngọt và đậm vị nhất thì cần phải cần sự hỗ trợ của xương ống. Không chỉ có tác dụng với lẩu bò mà tất cả các loại lẩu khác thì nước dùng của xương ống đều là sự bổ trợ vô cùng cần thiết.
  • 200 gram củ cải. Nếu không mua được củ cải bạn cũng có thể thay thế bằng cà rốt nhé. Hai loại củ này đều bổ trợ cho nước lẩu có vị ngọt thanh tự nhiên.
  • 200 gram nấm rơm. Nếu ăn lẩu mà thiếu nấm rơm thì sẽ mất đi thuần khiết của nồi lẩu, đừng tưởng nó không có tác dụng mà bỏ qua chúng bạn nhé. Tại tất cả các chợ hoặc siêu thị đều có bán nấm rơm nên bạn hãy mua chúng để nồi lẩu ba toa của mình thật sự ngon bạn nhé.
  • 1 lọ nước cốt dừa. Mùi thơm ngậy của dừa sẽ khiến nồi lẩu của bạn có sức hấp dẫn hơn với mọi người.
  • 200 gram khoai môn.
  • 3 thanh đậu phụ.
  • Hoa hồi, quế, chao.
  • Hành, sả, ớt, hạt tiêu.
  • Các loại gia vị như: Mắm, muối, bột canh, mì chính, đường..
  • Mì tôm hoặc mì gạo tùy vào sở thích của gia đình bạn.
  • Các loại rau. Rau cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi nồi lẩu, bạn hãy chuẩn bị các loại rau: Rau cải, ngải cứu, tía tô mỗi loại 100 gram. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị thêm các loại sau mà gia đình mình yêu thích nhé.

3. Cách làm lẩu bò Ba Toa

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì giờ đây bạn có thể bắt tay vào nấu chúng theo cách làm lẩu bò ba toa sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn rửa sạch xương ống bò sau đó đun ngập nước, khi chúng sôi được khoảng 3 phút thì bạn vớt hết xương ra rồi rửa sạch lại. Nước hầm vừa rồi bạn đổ đi vì nước đầu của xương thường đục và có mùi hôi. Cho xương sau khi rửa lại vào nồi và hầm lại với nước mới, ban đầu bạn cho lửa to đến khi nồi xương hầm của bạn sôi thì bạn điều chỉnh lửa nhỏ lại. Quá trình này nên diễn ra từ một đến ba tiếng để xương được ninh nhừ. Trong quá trình này bạn nên để ý và vớt bọt thường xuyên để nồi nước dùng được trong nhé.
  • Bước 2: Trong quá trình xương được hầm bạn sơ chế các nguyên liệu còn lại nhé. Rau đem rửa sạch, sau đó cắt khúc để vào đĩa. Tương tự bò và đậu phụ bạn cũng thái ra rồi xếp vào đĩa để sẵn trên bàn ăn.
  • Bước 3: Sau khi nồi xương ống hầm được khoảng hai tiếng thì bạn cho hoa hồi, quế và của cải đã thái miếng vào tiếp tục hầm tiếp.
  • Bước 4: Bạn gọt vỏ khoai môn, cắt thành từng miếng vừa ăn rồi đem chiên vàng.
  • Bước 5: Tỏi, sả, ớt thì bạn băm nguyễn sau đó phi thơm rồi cho thêm một ít dầu điều vào chúng. Lúc này bạn hãy cho chúng cùng các loại gia vị và hạt tiêu vào nồi nước dùng. Nêm nếm vừa vị sau đó đun chúng thêm năm phút rồi tắt bếp đi.
  • Bước 6: Bạn đặt nồi lẩu lên bàn ăn, bạn có thể sử dụng bếp ga mini hoặc bếp từ đều được. Bày đồ nhúng bốn xung quanh nồi lẩu, khi nước lẩu sôi bạn cho khoai môn vào. Sau đó bạn có thể bắt đầu nhúng bò, thả đậu phụ, nấm, rau cùng ăn. Ăn kèm mì với lẩu bò cũng vô cùng hấp dẫn, bạn hãy thử ăn để cảm nhận nhé.

Thế là món lẩu bò Ba Toa của bạn đã hoàn thành rồi, thời tiết lạnh và mưa phùn như ở Hà Nội hiện nay mà được quây quần bên gia đình ăn lẩu thì còn điều gì tuyệt vời bằng phải không bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo 24 cách chế biến lẩu bò khác tại đây: Cách nấu lẩu bò ngọt thanh, ngon như ngoài quán

Cách làm lẩu bò ba toa
Cách làm lẩu bò ba toa

Cách làm lẩu bò Ba Toa thật đơn giản sau khi học được các kinh nghiệm mà michelia.net chia sẻ. Giờ đây bạn có thể tự nấu cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức lẩu bò ba toa ngon chuẩn vị rồi. Chúc bạn thành công khi nấu chúng nhé.

Xem thêm:

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button