Ẩm thựcMón lẩu

Cách làm lẩu Thái cốt dừa chuẩn vị Đông Nam Á

Sự kết hợp của lẩu Thái truyền thống biến tấu với nguyên liệu nước cốt dừa cho ra món ăn thơm ngon, độc đáo, làm “say lòng” bao tín đồ ẩm thực. Vậy cách làm lẩu Thái cốt dừa này có gì đặc biệt? Cùng khám phá ngay bạn nhé!

1. Nguyên liệu nấu lẩu Thái cốt dừa

Đối với món lẩu Thái cốt dừa, những nguyên liệu cần chuẩn bị tương tự như khi chúng ta nấu lẩu thái thông thường. Những nguyên liệu cần có để làm món ăn này bao gồm:

  • 1kg tôm.
  • 500g ngao
  • 500g Mực ống hoặc mực trứng.
  • 350g Thịt bò.
  • 500g Xương gà hoặc xương heo.
  • Nấm các loại để ăn lẩu như: nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mỡ, nấm kim châm, nấm sò,…
  • 5 -7 Lá chanh.
  • 3 củ Hành khô.
Cách làm nước lẩu Thái Tomyum
Cách làm nước lẩu Thái Tomyum
  • 2 trái ớt tươi hoặc ớt khô
  • 3 củ sả.
  • 1 củ riềng non.
  • 2 -3 quả me chua hoặc nước cốt me.
  • Rau thơm các loại như: ngò gai, rau mùi, húng quế
  • 3 quả cà chua.
  • Rau muống đặc trưng của món lẩu thái nấu theo phong cách miền Nam Việt Nam.
  • Gia vị các loại gồm có mắm Thái hoặc nước mắm, đường, muối, hạt nêm, hạt tiêu, gói gia vị nấu lẩu Thái (gói gia vị này thường được bán tại các siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa).
  • Đặc biệt một nguyên liệu không thể bỏ qua khi chế biến lẩu Thái cốt dừa chính là nước cốt dừa. Chúng ta có thể mua sẵn nước cốt dừa để tiết kiệm thời gian trong cách làm lẩu Thái cốt dừa.

2. Sơ chế các nguyên liệu để làm lẩu Thái cốt dừa

Để chế biến món lẩu Thái cốt dừa ngon, chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu thật cẩn thận. Trong đó các thao tác thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: rửa sạch tôm sau đó bóc vỏ và rút chỉ hoặc chúng ta có thể hấp sơ cua để việc bóc vỏ trở nên dễ dàng hơn.

Bước 2: với ngao thì chúng ta ngâm muối cho nhả hết cát sau đó rửa sạch với nước, vớt ra rổ để cho ráo nước rồi sắp ngao vào tô hoặc đĩa.

Bước 3: đối với mực chúng ta rửa sạch, mổ bỏ xương. Riêng mực ống thì bạn cắt thành khoanh tròn còn với mực trứng thì chúng ta mổ dọc ngực để lấy trứng ra ngoài sau đó thái mực thành từng miếng vừa ăn.

Bước 4: còn thịt bò, bạn rửa sạch rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 5 – 7 phút trước khi thái để thịt bò dễ thái hơn.

Bước 5: rửa sạch các loại nấm và để ráo nước. Trong đó, đối với nấm rơm chúng ta còn bỏ lớp đất và cắt đôi. Còn nấm kim châm thì bạn cắt bỏ phần gốc và tách nấm.

Bước 6: rửa sạch các loại rau củ quả khác và cũng để ráo nước. Đối với cà chua chúng ta nên bổ múi cau.

Bước 7: Nếu sử dụng xương heo để nấu nước lẩu Thái thì chúng ta nên chặt nhỏ xương rồi trần qua với nước sôi trước khi ninh xương để giúp xương bớt hôi.

3. Cách làm lẩu Thái cốt dừa chuẩn vị Đông Nam Á 

Món lẩu Thái nước cốt dừa là một trong những món lẩu rất quen thuộc đối với người dân ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Cụ thể về đến như Malaysia Campuchia, Indonesia, Singapore, miền Nam Việt Nam,… cách nấu lẩu thái cốt dừa ở các nước tương tự nhau về công thức. Chúng ta cần thực hiện lần lượt các bước sau:

Bước 1: bạn cho xương heo đã trần sơ qua hoặc xương gà vào ninh để lấy nước ngọt.

Bước 2: thêm gia vị vào nước xương cho vừa ăn rồi chúng ta cho riềng, sả, hành khô đã nướng hoa cùng lá chanh thái nhỏ vào.

Bước 3: tiếp theo bạn cho nước cốt dừa đã chuẩn bị vào nồi nước lẩu và đun cho đến khi sôi thì thêm tôm, các loại nấm đã chuẩn bị và thưởng thức.

>>>>>> XEM THÊM: #10+ cách làm lẩu Thái xua tan cái lạnh mùa đông

4. Mách bạn cách làm nước lẩu thái cốt dừa ngon nhất

Cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa

Cách chế biến lẩu Thái không hề khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và thực hiện các bước theo hướng dẫn ăn là đã có thể nấu một nồi lẩu siêu nhỏ. Tuy nhiên, để lẩu Thái hấp dẫn hơn, chúng ta nên lưu ý một vài vấn đề như:

  • Bạn nên chuẩn bị thêm gói nấu lẩu Thái. Bởi đây là gói gia vị tổng hợp đầy đủ đủ các vị chua cay mặn ngọt. Vì thế, nó giúp cho công việc pha chế nước lẩu của mọi người trở nên dễ dàng, đơn giản hơn.
  • Khi lựa chọn nguyên liệu nấu lẩu Thái, bạn nên chọn mực ống. Bởi mực ống rất ăn thịt sẽ giòn và ngon hơn sơn mực trứng. Còn nếu bạn thích ăn trứng được thì nên chọn những con mực. Cách phân biệt mực trứng với mực ống là mực trứng thì có thân tròn, mực ống thân dẹt hơn.
  • Khi nấu lẩu thái cho thêm ngao, bạn nên căn chỉnh gia vị cho phù hợp bởi khi cho thêm ngao vào nồi lẩu sẽ bị mặn.
  • Nếu không tìm mua được nước cốt dừa để cho vào lẩu bạn có thể thay bằng nước dừa tươi.

>>>>>> THAM KHẢO NGAY: Các cách nấu lẩu thái ngon tuyệt đỉnh tại đây:

Cách làm lẩu Thái cốt dừa thật đơn giản đúng không nào? Chỉ cần dành một chút thời gian, chúng ta đã có được những nồi lẩu cực kỳ thơm ngon rồi. Vậy thì bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp ngay hôm nay để trổ tài nấu ăn cho cả gia đình quây quần bên một nồi lẩu Thái hấp dẫn nào? Sức hấp dẫn của lẩu Thái chắc chắn sẽ khiến bạn khó lòng bỏ qua. Chúc bạn thực hiện món ngon thành công!

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button