Ẩm thựcMón lẩu

8 Cách làm lẩu Thái chua cay thơm ngon hấp dẫn nhất

Lẩu Thái là một món ăn được sáng tạo nhờ vào cảm hứng khi sử dụng canh chua Tom Yum của Thái Lan. Nó được sử dụng trong những ngày họp mặt gia đình, bạn bè, hay đơn giản chỉ là thưởng thức trong những ngày lạnh giá. Vậy để làm ra một nồi lẩu có khó không? Bài viết dưới đây chia sẻ với bạn 8 cách nấu lẩu Thái thơm ngon nhất. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Hướng dẫn cách làm nước lẩu Thái chua cay

1.1. Nguyên liệu nấu nước lẩu Thái

Để chế biến nước dùng lẩu Thái ngon nhất, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Xương gà: 3 bộ
  • Riềng: 1 củ
  • Sả: 5 – 7 nhánh
  • Hành khô: 1 củ
  • Me chín
  • Nấm hương
  • Lá mùi tàu: 500gr
  • Nước cốt dừa
  • Lá chanh
  • Gia vị: đường, hạt nêm, muối, mì chính.
Nguyên liệu chế biến nước dùng lẩu Thái
Nguyên liệu chế biến nước dùng lẩu Thái

1.2. Cách nấu nước lẩu Thái tuyệt đỉnh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lấy xương gà trần qua với nước sôi. Sau đó, vớt xương gà ra rồi rửa sạch lại 1 lần nữa.
  • Sả chia thành 2 phần: 1 phần băm nhuyễn, 1 phần cắt khúc khoảng 5cm để thả vào nước dùng.
  • Riềng sẽ cắt thành từng lát mỏng.
  • Hành khô bóc vỏ để nguyên vỏ.
  • Nấm hương cắt đôi.
  • Lá ngò gai rửa sạch, cắt làm 3 lát.
  • Ngâm me trong nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.
Sơ chế nguyên liệu làm nước dùng lẩu Thái
Sơ chế nguyên liệu làm nước dùng lẩu Thái

Bước 2: Hầm nước dùng

  • Thả xương gà, sả và riềng đã thái lát vào nồi nước rồi bật bếp đun sôi
  • Tiếp theo, bạn thêm hành khô và nấm vào.
  • Sau đó, bạn cho nước cốt me, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê mì chính.
  • Tiếp tục ninh xương trong khoảng 30 phút rồi cho lá ngò gai vào đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, bạn vớt bỏ phần cái ra chỉ để lại nước rồi cho thêm nước cốt dừa và lá chanh.

2. Tổng hợp 8+ cách nấu lẩu Thái chuẩn vị, cực hấp dẫn

Cách 1: Cách làm lẩu Thái hải sản

lẩu Thái hải sản là đặc trưng của lẩu Thái chua cay. Bạn có thể chuẩn bị bất kỳ loại hải sản nào mà bạn yêu thích chẳng hạn như tôm, mực, nghêu,… Bên cạnh đó, bạn có thể ăn kèm với thịt bò, thịt gà, thịt lợn và các loại rau. Hương vị cay nồng, chua chua từ sa tế kết hợp với vị thanh ngọt từ hải sản, thịt chắc chắn sẽ làm bạn không thể nào bỏ qua. Xem ngay cách chế biến tại đây:

Lẩu Thái hải sản
Lẩu Thái hải sản

Cách 2: Cách làm món lẩu Thái thập cẩm

Chua chua cay cay là hương vị không thể lẫn đi đâu được của lẩu Thái. Đối với món lẩu Thái thập cẩm này, bạn hãy bổ sung thêm ngay list hoa quả, củ quả mà mình yêu thích, chẳng hạn như cam, dứa (thơm), bạc hà, đậu bắp,… Món lẩu này không hề phức tạp, truy cập ngay bài viết sau để xem công thức triển khai: Cách làm lẩu thái thập cẩm thơm ngon khó cưỡng

Lẩu Thái thập cẩm
Lẩu Thái thập cẩm

Cách 3: Hướng dẫn chế biến lẩu Thái không cần xương

Theo cách nấu truyền thống thì bạn cần hầm và ninh xương để nước dùng lẩu Thái ngọt, thơm, ăn đậm vị hơn. Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị thì đây là khâu khá khó khăn. Phương án nhanh mà vẫn đảm bảo được độ ngon đó chính là cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị. Nguyên liệu, cách nấu cũng không quá khác biệt, để xem hướng dẫn chi tiết, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé: Cách nấu lẩu thái không cần xương ngon, ngọt, cực đơn giản

Lẩu Thái không cần xương
Lẩu Thái không cần xương

Cách 4: Cách chế biến lẩu Thái Tom Yum

Món lẩu Tom Yum nằm trong top 8 của danh sách 50 món ăn ngon và phổ biến nhất thế giới do Tổ chức CNN bình chọn. Mình tin rằng, đây chắc chắc là món ăn thích hợp nhất cho gia đình bạn nếu bạn đang muốn cân nhắc thực đơn cuối tuần cho tổ ấm của mình. Lẩu Thái Tomyum kết hợp với nhiều hải sản như cá, tôm,… Còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị nấu ngay thôi nào, xem công thức chuẩn tại đây: Cách làm lẩu thái Tom Yum chuẩn vị ai cũng mê

Lẩu Thái Tom Yum
Lẩu Thái Tom Yum

Cách 5: Cách nấu lẩu Thái với cá diêu hồng

Nước lẩu Thái nghi ngút khói cùng hương vị thơm lừng, chua cay đậm đà, cá diêu hồng được nhúng vừa chín tới thanh ngọt. Mình tin rằng, chắc chắn bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được, nhất là trong những ngày thời tiết se lạnh này. Xem ngay công thức chế biến: Cách nấu lẩu thái cá diêu hồng “NGON NGẤT NGÂY”

Lẩu Thái cá diêu hồng
Lẩu Thái cá diêu hồng

Cách 6: Cách làm lẩu Thái chay

Nếu bạn đã ăn quá nhiều thịt, cá thì lẩu Thái chay là sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Món lẩu mang hương vị đậm đà, tươi mát nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng. Bạn cũng có thể kết hợp ăn kèm với các loại bún, phở, rau sống như rau muống, cải thìa,… Vào bếp ngay với công thức: Cách nấu lẩu thái chay thơm ngon, hấp dẫn

Lẩu thái chay
Lẩu thái chay

Cách 7: Công thức nấu lẩu Thái không cần gói gia vị

Sử dụng gói gia vị để chế biến lẩu Thái là một trong những phương pháp tiết kiệm thời gian nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị cũng như hầm xương. Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian thì mình tin rằng nếu lẩu Thái không cần gói gia vị sẽ ngon, đậm đà, ngọt hơn. Cách thực hiện cũng không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau: Cách nấu lẩu thái không cần gói gia vị thơm ngon, tròn vị

Chế biến lẩu Thái không cần gói gia vị
Chế biến lẩu Thái không cần gói gia vị

Cách 8: Cách chế biến lẩu Thái cốt dừa

Nước cốt dừa là một trong những nguyên liệu quen thuộc được nhiều nội trợ tin dùng. Sử dụng nước dừa làm món ăn của bạn thơm, ngon, ngọt, béo ngậy. lẩu Thái cũng vậy. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chế biến kể cả bạn chưa vào bếp nhưng chỉ cần làm theo hướng dẫn sau mình tin chắc chắn bạn cũng sẽ thực hiện được: Cách làm lẩu thái cốt dừa ngon như nhà hàng

Lẩu Thái cốt dừa
Lẩu Thái cốt dừa

3. Lẩu Thái ăn kèm rau gì?

Để có một nồi lẩu Thái ngon, chắc chắn sẽ không thể nào bỏ qua các loại rau ăn kèm. Bạn có thể ăn kèm với các loại rau như:

  • Rau muống
  • Rau cần nước
  • Rau cần tây
  • Cải thảo
  • Cải bó xôi
  • Bắp chuối
  • Giá đỗ
  • Nấm

4. Bí quyết nấu lẩu Thái siêu ngon

  • Nếu không có xương lợn, bạn có thể sử dụng thêm xương gà để nước dùng có vịt ngọt hơn.
  • Trong trường hợp bạn không thích vị chua của me, bạn có thể thay thế bằng nước cốt chanh hoặc tắc.
  • Bạn có thể bổ sung thêm nước cốt me hoặc giấm bỗng để nước lẩu có vị chua thanh.
  • Bạn có thể thay đổi hoặc bỏ bớt gia vị nếu bạn không thích.
  • Rau ăn đến đâu thì bạn nhúng tới đó tránh chín kỹ.

Trên đây là 8 cách nấu lẩu Thái được Michelia chia sẻ. Bạn hãy nhanh chóng vào bếp và nấu ngay một nồi lẩu Thái để thưởng thức thôi nào. Nếu bạn có công thức nào khác thì hãy chia sẻ lại với chúng tôi nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button