Ẩm thựcMón khác

Cách làm nước dâu tằm giải khát ngày hè

Mỗi năm khi tháng tư đến là mùa dâu tằm chín rộ. Một ly nước dâu tằm mát lạnh vào những ngày hè nắng nóng thì đúng là không còn gì tuyệt vời hơn thế. Bạn hãy tranh thủ lựa những quả dâu mọng nhất để thực hiện cách làm nước dâu tằm và dùng dần cho gia đình nhé. Chắc chắn ai cũng thích loại nước giải khát tự nhiên và bổ này đấy. 

1. Tìm hiểu về quả dâu tằm

Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, mỗi quả dâu tằm cung cấp cho cơ thể:

  • Nước 84,71%;
  • Axit 80% (có axit malic, axit sucinic)
  • Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza)
  • Protit 0,36%.
  • Các thành phần dinh dưỡng: Tanin, Vitamin C, Beta – Caroten, Vitamin E tự nhiên.
cách làm nước dâu tằm giảm cân
cách làm nước dâu tằm giảm cân

Dâu tằm có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng mắt, chữa táo bón kinh niên, tăng cường sinh lực, giải độc rượu bia, lợi khí và thùy trong cơ thể. 

Dâu tằm còn có tác dụng tốt đối với người bị ra mồ hôi trộm, mồ hôi nhiều. Ngoài ra còn có thể chữa váng đầu, ù tai, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp hoặc mất ngủ, tiêu khát….

Dâu tằm cũng có tác dụng tốt đối với phụ nữ bị bế kinh.

2. Cách làm nước dâu tằm ngâm đường ngọt mát

2.1. Nguyên liệu để làm nước dâu tằm

  • 1kg dâu tằm chín
  • 1 kg đường
  • Nếu bạn chuẩn bị theo tỉ lệ 1:1 sẽ cho ra nước dâu vị ngọt vừa, tỉ lệ 1:0,7 thì chua hơn một chút.

Lưu ý: muốn có nước cốt dâu tằm thành phẩm ngon ngọt và thơm bạn phải lựa dâu tím sẫm nhưng không dập nát.

Cách làm nước ép dâu tằm để uống
Cách làm nước ép dâu tằm để uống

2.2. Cách nấu siro dâu tằm ngon

Sơ chế dâu tằm

  • Cho dầu tằm vào chậu rồi rửa nhẹ nhàng để loại bỏ dâu bị dập hay bụi bẩn, lá cây còn vương lại. Khoắng nhẹ chậu dâu để làm sạch dâu hơn nhé.
  • Rửa dâu cho tới khi thấy dưới đáy chậu nước không còn có cát đọng. Để ráo dâu khoảng 20 phút nhưng không nên để lâu tránh bị ngâm nước và nhũn.
  • Nấu nước sôi, khi nước còn nóng khoảng 80 độ thì dùng nước đó đổ vào rổ dâu để khi ngâm dâu không bị mốc và nổi váng.

Cách làm dâu tằm rim đường

Lưu ý cách ngâm nước dâu tằm như sau:

  • Chuẩn bị hộp để ngâm dâu. Rửa sạch hộp và phơi khô. Sau đó cho dâu vào hộp, cứ một lớp dâu thì một lớp đường, trên cùng thêm một lớp đường nữa rồi mới đậy kín nắp hộp ngâm. Ngâm khoảng 2-3 ngày thì dâu sẽ ra nước và đường ngâm trong hộp sẽ tan hết.
  • Lọc dâu rồi lấy nước lọc được đun sôi lên trong khoảng 15 phút, sau đó để nguội là bạn đã có nước si rô từ quả dâu tằm chín mọng với màu rất đẹp. Thêm chút rượu vào bã dâu, ngâm thêm vài ngày thì bạn có rượu dâu để thưởng thức rồi đấy.
  • Cho nước dâu tằm vào lọ rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần.

2.3. Cách uống nước cốt dâu tằm

Cho 1 phần nước cốt với 3 phần nước lọc với ai muốn uống đậm vị và 4 phần nước lọc với ai muốn uống nhạt, vừa phải. Cho thêm ít đá để ly nước cốt dâu tằm tuyệt vời hơn trong những ngày hè nóng.

2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ nước dâu tằm

Nước dâu tằm không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có rất nhiều công dụng. Cụ thể: 

  • Mỗi ngày uống 2 ly nước dâu có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể rất tốt.
  • Lượng vitamin có trong 3 ly nước dâu tằm uống mỗi ngày sẽ có tác dụng chữa bệnh táo bón hiệu quả. 
  • Ngoài ra nước dâu còn giúp bạn có giấc ngủ ngon, ăn ngon miệng và tăng cường sức khỏe cho bạn.
  • Cứ 1-2 ly nước dâu nhỏ được uống trước khi ăn sẽ kích thích tiêu hóa của cơ thể, bữa ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Nếu uống dâu sau bữa tối, bạn sẽ dễ ngủ và ngủ say, sâu giấc hơn.
Cách làm nước dâu tằm ngon không men không váng
Cách làm nước dâu tằm ngon không men không váng

2.1. Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp

Mỗi ngày uống 3 ly nước dâu vào các buổi sáng trưa và tối sẽ có hiệu quả tốt trong điều trị nhức mỏi cơ và khớp. Vì thế bạn nên có vài chai nước dâu tằm trong nhà nếu trong nhà có người cao tuổi nhé vì nó rất tốt cho xương khớp người già đấy.

2.2. Dâu tằm tốt cho phụ nữ

Nước dâu giúp chị em lưu thông khí huyết, kinh nguyệt đều và da dẻ hồng hào hơn. Nếu uống 2 ly nước dâu liên tục vào các buổi sáng và trưa trong 3 tháng sẽ làm da dẻ bạn sẽ hồng hào hơn, kinh nguyệt đều và khí huyết lưu thông.

2.3 Nước dâu tằm giúp giảm đau họng

Dùng 500g dâu đã được rửa sạch đem ép thành nước. Nước dâu dùng súc miệng trong khoảng 3-5 ngày sẽ có thể chữa các chứng bệnh đau ở miệng và cổ họng do trong dâu có thành phần chống oxy hóa rất dồi dào.

2.4. Chữa bỏng

Ép những quả dâu chín mọng, không dập nát thành nước rồi bôi và đắp vào vùng cơ thể bị bỏng.

Nhưng trước khi đắp dâu vào vết bỏng hãy nhớ để vệ sinh thật sạch nhé để tránh bị nhiễm trùng vết bỏng. Sau khi đã sử dụng nước ép dâu cho vết bỏng, bạn lại cần nhớ để vệ sinh và tiệt trùng lại vết bỏng bằng povidone iod.

3. Cách ngâm dâu tằm với đường ngon và giữ được lâu

Lưu ý cách làm nước dâu tằm để được lâu:

  • Để nước dâu tằm lâu hỏng, bạn phải rửa sạch và bỏ những quả dâu bị dập nát.
  • Dâu tằm tráng qua nước nóng 80 độ C sau khi rửa rồi để ráo sẽ giúp quả dâu không bị nát.
  • Tỉ lệ nguyên liệu để ngâm dâu tằm được khuyên là 1kg dâu: 0,8kg đường, sau 2 ngày đường sẽ tan và nước dâu không bị lên men.
  • Khi ngâm nước dâu tằm, cứ một lớp đường bạn phủ lên một lớp dâu và cứ làm thế tới khi hết, nên nhớ lớp đường phải được phủ ở trên cùng.

>>>>>>>>> XEM THÊM:

Qua bài viết trên của Michelia bạn đã biết cách làm nước dâu tằm tự nhiên ngon và thơm cho mùa hè rồi đấy. Không hề khó mà cũng chẳng quá cầu kỳ nhưng lại có ngay một thức uống giải khát hiệu quả và bổ dưỡng. Trong quá trình ngâm dâu, bạn có thể thêm một ít dâu hường để tạo màu đỏ thật đẹp cho nước siro nhé.

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button