Mặc dù là một món ăn kèm với lẩu phổ biến ở nhiều nơi, nhưng đây vẫn không phải ai cũng biết váng đậu là gì và cách làm váng đậu ăn lẩu tại nhà như thế nào. Vậy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin về món ăn này cùng Michelia ngay trong bài viết này nhé!
Hiện nay không khó để mua những nguyên liệu này ở các khu chợ, siêu thị nhưng chất lượng của nó không thể đảm bảo tuyệt đối. Việc có thể tự làm đồ ăn ngay tại nhà sẽ giúp các bạn tiết kiệm một khoản chi phí và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Còn chần chờ gì nữa, hay cùng học cách làm váng đậu ăn lẩu ngay thôi!
Món váng đậu là gì?
Váng đậu còn có tên gọi khác là tàu hũ ky hau tofu skin tức là lớp màng của nước đậu nành trong quá trình nấu. Món ăn này được làm hoàn toàn không có chất hóa học và chứa nhiều chất đạm và chất béo nên rất an toàn và tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của váng đậu
Các thành phần như protein, chất béo, chất đạm, vitamin,… là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Những chất này đều có trong thành phần của váng đậu.
Theo như các nghiên cứu, trong 100g váng đậu hũ có chứa tới 500 kcal năng lượng cung cấp cho cơ thể, 200 kcal protein, 180kcal chất béo,… qua những thành phần trên chứng tỏ váng đậu không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe.
Cách làm váng đậu ăn lẩu
Để có váng đậu, chúng ta sẽ phải trải qua một số công đoạn. Dưới đây chính là các bước chi tiết để bạn có thể làm váng đậu bằng máy xay sinh tố tại nhà.
Bước chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
Đậu nành là nguyên liệu chính của món ăn này, nếu muốn thêm các loại hạt khác để tăng độ béo thì hãy cân đo theo tỉ lệ 1:10 để đảm bảo về kết cấu của váng đậu khi nấu. Để chọn được hạt đậu nành ngon, cần lựa chọn những hạt tròn, mẩy, không bị sâu mọt và mới thu hoạch. Các dụng cụ cần thiết để làm chính là bếp, chảo, máy xay, rây lọc, muỗng, đũa,…
Làm sữa đậu
Sau khi mua về, bạn cần ngâm phần đậu trong nước qua đêm hoặc 8 tiếng để hạt đậu nở ra. Loại bỏ những hạt đậu lép, đậu bị sâu, mọc mầm,….
Tiếp đó là xay hỗn hợp với một ít nước, xay tới khi cảm thấy hỗn hợp đã nhuyễn thì lọc qua rây để tách lấy phần nước và bỏ phần bã.
Bã đậu nành cũng có thể tận dụng để làm các món ăn bổ dưỡng mà lại chứa ít năng lượng, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân. Các món như bã đậu áp chảo, bã đậu cuốn lá lốt, bắp cải nhồi, ruốc bã đậu,… là những món ăn bạn có thể thực hiện.
Bước cuối cùng để nấu sữa đậu là bỏ phần nước đã lọc bã vào nồi rồi đun sôi. Trong quá trình nấu sữa thì cần vớt bọt liên tục.
Làm váng đậu
Lớp váng đậu sẽ xuất hiện trong quá trình nấu sữa với lửa nhỏ liu riu. Phần váng có màu đục, đậm hơn sữa một chút. Giữ nguyên trong vòng 5 phút để váng có độ dày thích hợp thì tắt bếp.
Phần váng đậu sẽ được dùng đũa vớt ra, ráo bớt nước và phơi khô trong nhà hoặc ngoài nắng trong khoảng 2 tiếng.
Như vậy là chúng ta đã có món váng đậu để ăn kèm với lẩu, váng đậu còn có thể dùng để làm các món chay như giò chay, thịt chay,….
Các lưu ý về cách làm váng đậu ăn lẩu mà bạn nên biết
- Để có thể lấy nhiều lớp váng đậu thì cần đun lửa nhỏ trong thời gian dài sau khi vớt lớp thứ nhất để váng có thể nổi lên.
- Phải bảo quản sạch phần váng đậu nếu không ăn hết trong một lần tránh tình trạng bị mốc
- Trước khi ăn lẩu, hãy rán qua để phần váng đậu được thơm và giòn hơn
- Ngoài ăn kèm với lẩu, váng đậu còn được sử dụng để làm các món ăn chay giả mặn để phong phú thêm thức ăn.
Trên đây là những thông tin về váng đậu và cách làm váng đậu ăn lẩu tại nhà đơn giản bằng máy xay sinh tố. Thay vì phải mua váng đậu ở ngoài thì giờ đây, bạn đã có thể tự làm tại nhà để đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho gia đình của mình. Chúc các bạn thành công trong món ăn này. Hãy cùng học thêm các cách nấu món ăn ngon cùng với Michelia nhé!