Ẩm thựcMón lẩu

Cách Làm Lẩu Bò Thập Cẩm #Đơn giản #Thơm lừng – Ăn là nghiện

Trong những ngày lạnh trời hay những dịp cuối tuần, một nồi lẩu bò thập cẩm thơm ngon sẽ là lựa chọn số một của rất nhiều gia đình. Thế nhưng, làm thế nào để có thể tự nấu lẩu bò thập cẩm ngon như ngoài quán? Đừng lo, bài viết dưới đây Michelia sẽ hướng dẫn bạn cách nấu lẩu bò thập cẩm, mời bạn cùng theo đây:

Chuẩn bị Chế biến Khẩu phần ăn
0,5 giờ 2 giờ 3 – 4 người

1. Cách nấu lẩu bò thập cẩm siêu ngon chuẩn vị

Món lẩu bò thập cẩm cũng không quá khó và phức tạp, nó cũng tương tự với các công thức nấu lẩu bò khác, bạn chỉ cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu bò thập cẩm

Lẩu bò thập cẩm gồm những gì?

Để có thể nấu được một nồi lẩu bò thập cẩm thơm ngon và bổ dưỡng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:

  • 600 gr bắp bò
  • 400 gr gân bò
  • 400 gr thịt bò ba chỉ
  • 200 gr bò viên
  • 200 gr củ cải trắng (khoảng 2 củ)
  • 150 gr khoai môn (tương đương với 1 củ khoai môn)
  • 2 củ hành tây
  • 1 củ gừng
  • 6 cây sả
  • 30 gr táo tàu (khoảng 7 quả)
  • 10 gr kỳ tử (khoảng 2 muỗng cà phê)
  • 2 gr thảo quả (khoảng 2 quả)
  • 2 gr hạt ngò
  • 3 gr hoa hồi
  • 3 gr quế
  • 1.5 thìa tương đen
  • 100 ml rượu trắng
  • 1 thìa nước mắm
  • 3 thìa đường phèn
  • 100 ml dầu ăn
  • 5 lá tàu hũ ky đã chiên giòn
  • Các loại gia vị bao gồm: hạt nêm, bột canh, bột ngọt.

Mẹo chọn thịt bò tươi ngon:

  • Chỉ chọn những miếng thịt bò có màu đỏ tươi, có những đường gân màu trắng nằm xen kẽ lẫn nhau và mỡ màu vàng tươi.
  • Khi dùng tay ấn vào thịt bò sẽ thấy thịt bò có độ đàn hồi tốt và cảm nhận được độ săn chắc của thịt. Nếu quan sát sẽ thấy những thứ thịt mềm, nhỏ và không quá mịn.
  • Không nên mua những miếng thịt bò có màu đỏ sẫm hoặc chuyển sang màu tái xanh, bên trên bề mặt thịt xuất hiện những nốt trắng hoặc những đốm li ti.
  • Tuyệt đối không mua thịt bò đã bị nhão nhớt và có mùi tanh nồng vì đây là thịt đã để lâu.
  • Đối với gân bò, bạn nên chọn những loại có màu trắng hồng, có mùi nồng hăng đặc trưng. Vì đây là những gân bò còn tươi, khi nấu lẩu sẽ rất ngọt và ngon.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu lẩu bò thập cẩm

Bước tiếp theo của cách làm lẩu bò thập cẩm là tiến hành sơ chế, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Thịt bò sau khi mua về đem rửa sạch, đợi cho ráo nước rồi thái miếng mỏng và nhỏ để vừa ăn.
  • Phần gân bò, bắp bò và sách bò cho vào một chiếc thau sạch. Sau đó, cho ½ củ gừng đã giã nhuyễn cùng 100ml rượu trắng, 2 thìa muối vào chậu rồi dùng tay chà xát hỗn hợp trên vào thịt khoảng 3 đến 5 phút để khử mùi hôi của bò. Cuối cùng, bạn đem rửa sạch thịt bò với nước sạch và để ráo nước.
  • Cho xương hầm để lấy nước dùng vào nước sôi để trần qua cho bớt mùi, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Khoai môn gọt vỏ bên ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, sau đó cho vào nước muối pha loãng để ngâm trong 10 phút. Cuối cùng, bạn rửa lại khoai bằng nước sạch và để cho ráo nước.
  • Lột bỏ lớp vỏ ngoài của hành tây, cắt múi cau vừa ăn. Tỏi và hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, băm nhuyễn. Sả rửa sạch và chia thành hai phần, một phần để để cắt khúc đập dập, phần còn lại băm nhuyễn.
  • Cho chảo lên bếp, đun sôi dầu ăn rồi cho khoai môn đã cắt miếng vào để chiên trong khoảng 5 đến 7 phút để khoai vàng đều 2 mặt. Sau đó tắt bếp và cho khoai môn ra đĩa.

Bước 3: Cách nấu nước lẩu bò thập cẩm

Đây là một trong những bước quan trọng của cách nấu lẩu bò thập cẩm. Nó sẽ quyết định món lẩu của bạn có ngon và hấp dẫn hay không. Cách thực hiện như sau:

  • Cho xương đã chuẩn bị vào nồi cùng với khoảng 3 lít nước.
  • Sau đó, cho thêm hoa hồi, sả, quế và củ cải trắng vào đun sôi cùng. Khi nước sôi, bạn để nhỏ lửa và tiếp tục hầm trong 1 tiếng.
  • Trong lúc đợi nước hầm xương, bạn cho chảo lên một bếp khác, đun nóng dầu ăn và cho hành, tỏi băm vào để phi thơm. Tiếp đến, bạn cho các nguyên liệu bao gồm: ớt bằm, sả vào phi cùng cho đến khi chúng ngả sang màu vàng thì tắt bếp.
  • Sau khi nước hầm xương được, bạn vớt phần xương ra và cho các nguyên liệu vừa chiên vàng vào.
  • Tiếp đến, bạn cho thêm một gói gia vị lẩu bò cùng đường, nước mắm, bột canh,… vào rồi nêm nếm cho vừa ăn.
  • Sau đó, bạn cho khoai môn đã chiên vàng vào để đun cùng cho đến khi khoai chín mềm.
  • Cuối cùng, bạn cho hành tây và bò viên vào rồi tắt bếp.
Một nồi lẩu ngon là gợi ý hoàn hảo cho bạn vào thời điểm này

Bước 4: Thành phẩm

Sau khi đã hoàn tất việc nấu nước lẩu, bạn chỉ cần cho thêm thịt bò, gân bò, bắp bò đã thái miếng mỏng, nấm, rau ăn kèm và thưởng thức.

Vị ngọt thanh của nước lẩu hòa quyện với vị đậm đà, đặc trưng của các gia vị sẽ cực kỳ kích thích khứu giác. Khi ăn, miếng thịt bò có độ mềm và ngọt vừa phải kết hợp với vị khoai môn bùi bùi sẽ càng làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ.

Bạn có thể ăn lẩu bò thập cẩm cùng với một chút mì hoặc bún tùy theo sở thích của mình để làm tăng thêm hương vị cho món lẩu.

Bên cạnh lẩu bò thập cẩm, bạn có thể tham khảo thêm 24 cách chế biến lẩu bò từ đuôi, gân,… vô cùng hấp dẫn khác tại đây: 24 cách làm lẩu bò ngon nhất siêu bổ dưỡng

2. Câu hỏi liên quan đến lẩu bò thập cẩm

Trước khi thực hiện cách nấu lẩu bò thập cẩm, bạn cần quan tâm đến những điều sau:

Cần kiêng kỵ rau mồng tơi khi ăn lẩu bò

2.1. Lẩu bò thập cẩm kỵ gì?

Khi ăn lẩu bò thập cẩm, mọi người thường có thói quen ăn kèm với rất nhiều loại rau khác nhau. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được ăn lẩu bò thập cẩm cùng với rau mồng tơi.

Theo Đông y, thịt bò có tính âm, trong khi đó mồng tơi lại có tính hàn. Nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến cho người ăn dễ bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hoặc táo bón.

2.2. Ai không nên ăn lẩu bò thập cẩm?

Lẩu bò thập cẩm tuy là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được món này. Theo các bác sĩ, một số đối tượng sau đây không nên ăn lẩu bò:

  • Người mắc bệnh da liễu: Thịt bò có tính nóng nên sẽ không tốt cho những người đang bị mắc bệnh da liễu. Nguyên nhân là vì nó sẽ làm cho người ăn cảm thấy cơ thể nóng ran và ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, đối với những ai đang bị thủy đậu thì càng phải tuyệt đối tránh xa các món ăn có liên quan đến thịt bò.
  • Người vừa phẫu thuật cắt ruột thừa: Sau khi cắt bỏ ruột thừa, hệ thống tiêu hóa của người bệnh còn rất yếu. Nếu ăn thịt bò sẽ khiến cho thức ăn bị tiêu hóa chậm và làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.
  • Người đang bị viêm khớp: Theo một số nghiên cứu, việc ăn thịt bò sẽ làm ảnh hưởng đến canxi của hệ xương. Chính vì vậy, người bị bệnh khớp ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương.
  • Người bị sỏi thận: Trong thịt bò có chứa nhiều protein khiến cho lượng Oxalate trong nước tiểu tăng và dẫn đến hình thành các loại sỏi. Vì vậy, tốt nhất những người đang điều trị bệnh sỏi thận thì không nên ăn lẩu bò thập cẩm.
  • Người bị tăng huyết áp, tiểu đường hoặc mỡ máu: Vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm:

Trên đây là cách nấu lẩu bò thập cẩm chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Michelia hy vọng qua những thông tin vừa rồi, bạn đã có thể tự tin vào bếp để nấu cho cả nhà một nồi lẩu bò thập cẩm thơm ngon và hấp dẫn. Chúc bạn thành công.

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button