Ẩm thựcMón lẩu

Hướng dẫn cách nấu lẩu gà sa tế thơm ngon nhức mũi

Trong những ngày đông se lạnh việc ngồi nhâm nhi, thưởng thức nồi lẩu gà đúng là không còn gì tuyệt vời hơn. Vậy hôm nay bạn hãy vào bếp và thay đổi thực đơn của cả nhà bằng cách nấu lẩu gà sa tế thơm ngon thôi nào.

1. Nguyên liệu cần dùng để nấu lẩu gà sa tế

Khác với các loại lẩu bò, lẩu hải sản,… lẩu gà thường thông dụng, dễ ăn hơn. Để có thể chế biến một nồi lẩu gà sa tế không quá khó khăn và mất nhiều thời gian chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Các nguyên liệu cần cho món lẩu ngày hôm nay gồm có:

  • Thịt gà 1 con từ 1 – 1,5kg
  • Bún tươi 1kg
  • Rau ăn kèm lẩu: rau mồng tơi, cải bẹ xanh
  • Sả 2 củ
  • Ớt tươi
  • Rượu trắng
  • Hành, tỏi khô
  • Nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà
  • Sa tế 1 lọ
  • Các loại gia vị như Dầu ăn, nước mắm, đường, hạt nêm, muối.

>>>>> XEM THÊM: Tổng hợp 5+ cách nấu lẩu gà ngon, bổ dưỡng

2. Chi tiết cách làm lẩu gà sa tế đơn giản dễ làm tại nhà

Sau khi chuẩn bị đầu đủ các loại nguyên liệu cần thiết sẽ bắt tay vào tiến hành từ việc sơ chế, nấu nước lẩu đều phải rất tỉ mỉ và tuân theo đúng công thức, chỉ như vậy mới có món lẩu gà sa tế ngon đúng vị.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu và ướp gà

Với cách nấu lẩu gà sa tế của Michelia thì bước đầu tiên và cũng khá quan trọng chính là sơ chế nguyên liệu đảm bảo tất cả thực phẩm đều sạch, tươi món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều. Cách sơ chế cụ thể như sau:

  • Thịt gà để loại bỏ mùi hôi, mùi tanh của gà khi mua về đem rửa sạch với nước 2 lần. Đặc biệt là phần bụng gà rửa lại cùng nước nhiều lần. Sau đó dùng muối hạt chà xát lên phần thân gà khoảng 5 phút rồi xả sạch bằng nước. Cách này không chỉ khử mùi hôi mà còn giúp gà được trắng hơn, ngon hơn.
  • Rau các loại thì nhặt sạch phần gốc, lá già sau đó rửa sạch, thái khúc và để ráo nước.
  • Với nấm hương cần ngâm cùng nước ấm khoảng 20 phút để nấm mềm, nở ra. Sau đó ngâm với nước muối khoảng 5 phút và rửa lại cùng nước sạch.
  • Nấm kim châm thì cắt ngang phần gốc, nấm đùi bò cắt bỏ phần gốc sau đó ngâm với nước muối khoảng 5 phút và rửa sạch lại với nước.
  • Sả bóc các lớp vỏ già bên ngoài sau đó đập dập và băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ hạt và cắt miếng nhỏ. 

Sau khi sơ chế các nguyên liệu xong thì đến công đoạn chặt và ướp thịt gà. Gà chặt miếng vừa ăn cho vào một tô lớn thêm 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối và sa tế. Sau đó trộn đều và để khoảng 15 – 20 phút cho thịt ngấm gia vị.

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu và ướp gà
Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu và ướp gà

Bước 2: Cách chế biến nước dùng đúng

Nấu lẩu gà sa tế nước lẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng thơm ngon. Dẫu biết nấu ăn như một bộ môn nghệ thuật tuỳ thuộc vào bàn tay của người nấu để tạo ra những món ăn ngon. Nhưng thực tế đều có những công thức, đối với việc chế biến lẩu gà sa tế cần thực hiện như sau:

  • Phi thơm phần hành tỏi đã băm sau đó đổ gà đã ướp vào xào cho thịt săn lại.
  • Thêm vào nồi 1,5 lít nước tiếp tục đun cho sôi khoảng 15 – 20 phút.
  • Nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị với cả nhà.
Chế biến lẩu gà sa tế đúng cách
Chế biến lẩu gà sa tế đúng cách

Bước 3: Thành phẩm

Sau khi đã thực hiện cách nấu lẩu gà sa tế bên trên bạn chỉ cần tắt bếp đổ ra các nồi bếp chuyên dụng ăn lẩu. Cuối cùng là bày trí các loại rau, nấm và gia vị chấm lên bàn sao cho đẹp và hấp dẫn. Lúc này bạn đã có thể cùng gia đình ngồi thưởng thức thành quả của mình rồi. Đặc biệt có thể dùng thêm với một chút rượu, bia hoặc nước ngọt để đỡ ngán hơn.

Thành phẩm cách làm lẩu gà sa tế
Thành phẩm cách làm lẩu gà sa tế

3. Tổng hợp 3 lưu ý khi thực hiện món lẩu gà sa tế

Khi thực hiện nấu lẩu gà sa tế để đúng vị, thơm ngon, các nguyên liệu hoà quyện, hài hoà không quá cay, nồng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thịt gà ăn lẩu nên chọn gà ta hoặc gà đông cảo là ngon nhất. Có thể chọn gà còn sống sau đó nhờ chủ quán làm hoặc có thể chọn gà làm sẵn nên lựa những con gà có màu da vàng tươi, thịt chắc, thớ thịt dày vừa phải không chọn loại gà quá nhiều nạc thường là gà nuôi công nghiệp ngắn ngày.
  • Trong quá trình nấu lẩu khi sôi cần vặn nhỏ bếp để tránh cạn nước và gà được hầm kỹ hơn. Ngoài ra chú ý vớt bọt liên tục để nước gà được trong.
  • Vị nổi bật của lẩu gà sa tế là vị cay ấm, nhưng khi cho sa tế nên chú ý cho vừa phải để tránh tình trạng quá cay không tốt cho những người bị dạ dày, đại tràng.

>>>>>>> Xem thêm các cách nấu lẩu gà đặc biệt khác tại đây:

#Update cách làm lẩu cháo gà mới 2023
Khám phá cách nấu lẩu gà rượu nếp ngon, bổ dưỡng
Bật mí cách làm gà tiềm ớt hiểm đúng chuẩn vị ngoài hàng

Nội dung bài viết trên đây Michelia đã hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà sa tế ngon đúng điệu. Có thể thấy nấu lẩu gà không hề khó nhưng nếu thiếu nguyên liệu thì món ăn sẽ mất vị và không còn hấp dẫn. Cuối cùng chúc bạn thực hiện thành công với công thức chia sẻ trên đây.

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button