Ẩm thựcMón lẩu

Bật mí cách nấu lẩu Osechi chuẩn vị cho những dịp đặc biệt

Nếu đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng xanh, thì món không thể thiếu trong ngày Tết Nhật Bản đó là lẩu Osechi. Đây là món ăn truyền thống chứa đựng giá trị tinh thần của đất nước Nhật Bản với những ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới tốt đẹp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu lẩu Osechi cụ thể để bạn có thể thưởng thức món ăn đặc biệt này ngay tại nhà nhé.

Ảnh 1: Cách nấu lẩu Osechi đúng chuẩn là như thế nào? (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Cách nấu lẩu Osechi đúng chuẩn là như thế nào? (Nguồn: Internet)

1. Chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện cách nấu lẩu Osechi thưởng thức dịp năm mới

Chuẩn bị nguyên liệu làm lẩu Osechi đầy đủ để thể hiện ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới suôn sẻ và tốt đẹp. Mỗi nguyên liệu đều mang một ý nghĩa đặc trưng riêng, ví dụ như rễ cây ngưu bàng thể hiện sự trường thọ, trứng cá trích mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, khoai lang vàng là dấu hiệu của sự sung túc,…

Để thực hiện cách nấu lẩu Osechi chuẩn vị cho những dịp đặc biệt, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Ebi amani (Tôm kho ngọt)
  • Shinoda maki (Thịt gà cuộn đậu hũ)
  • Kamo rosu (Ức vịt hấp)
  • Hamachi miso Yaki (Cá Hamachi nướng miso)
  • Date maki tamago (Trứng cuộn Date maki)
  • Yasai Nishime (Rau củ kho)
  • Sekihan (Xôi đậu đỏ)
  • Kuri Kinton (Hạt dẻ bọc vàng)
  • Tatsukuri (Cá cơm rim ngọt)
  • Ikura (Trứng cá hồi)
  • Kazunoko (Trứng cá trích Kazunoko)
  • Kamaboko (Chả cá hồng)
  • Gobo su (Rễ ngưu bàng kho giấm)
  • Súp Ozoni
Ảnh 2: Mỗi nguyên liệu đều thể hiện một ý nghĩa may mắn riêng. (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Mỗi nguyên liệu đều thể hiện một ý nghĩa may mắn riêng. (Nguồn: Internet)

2. Cách nấu lẩu Osechi đúng chuẩn cần những gì?

Để thực hiện cách nấu lẩu Osechi đúng chuẩn, đòi hỏi người nấu cần phải chuẩn bị trước các nguyên liệu và tuân theo các quy tắc nấu nhất định. Cụ thể:

Để chuẩn bị được một nồi lẩu Osechi chuẩn vị Nhật Bản, đầu tiên người nấu cần phải chuẩn bị một chiếc hộp jubako nhiều tầng (3, 4 hoặc 5 tầng). Mỗi tầng của hộp sẽ được sử dụng để đựng khoảng 3, 6 hoặc 9 nguyên liệu khác nhau. Nếu sử dụng loại hộp 3 tầng, thì người nấu nên đặt những món khai vị ở tầng trên cùng của hộp.

Tầng giữa của hộp sẽ được sử dụng để đựng các món chiên rán hoặc ngâm giấm như cá, tôm hoặc dưa góp. Tầng dưới cùng nên dùng để đặt các món hầm như củ sen hoặc khoai sọ. Nếu sử dụng loại hộp jubako từ 4 tầng trở lên, người nấu nên đựng các món chiên rán ở một tầng riêng khác với  các món rau củ ngâm giấm.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể không đựng món ăn ở tầng dưới cùng của hộp với ý nghĩa đây sẽ là nơi chứa đựng những lời chúc phúc tốt đẹp cho năm mới. Nếu muốn sau khi áp dụng cách nấu lẩu Osechi sẽ cho ra thành phẩm tròn vẹn nhất, người nấu nên chuẩn bị thêm những đôi đũa Iwaibashi thường dùng trong các dịp lễ hội.

Những đôi đũa này được thiết kế với hình thức đặc biệt, kích cỡ hai đầu tương đương nhau và nhỏ hơn phần thân đũa. Sử dụng những đôi đũa này trong bữa ăn mang hàm ý để bạn thưởng thức đồ ăn ở một đầu đũa. Đầu còn lại sẽ dành cho các vị thánh thần cùng dùng bữa với bạn trong dịp đặc biệt đầu năm.

Ảnh 3: Cần tuân theo các quy tắc nhất định để nấu được một nồi lẩu đúng chuẩn. (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Cần tuân theo các quy tắc nhất định để nấu được một nồi lẩu đúng chuẩn. (Nguồn: Internet)

3. Lẩu Osechi được phục vụ như thế nào?

Như đã nói ở trên, một trong những điểm khác biệt giữa món ăn trong ngày Tết Nhật Bản với các món ăn thông thường đó là chúng được phục vụ trong những chiếc hộp jubako. Bên cạnh việc sắp xếp các món ăn, thì công đoạn bài trí cũng cần tuân theo những quy tắc nhất định. Có như vậy thì người nấu mới thu được thành phẩm đúng vị sau khi thực hiện cách nấu lẩu Osechi. Cụ thể:

  • Ichi no Ju: khay đầu tiên nên phục vụ những món ăn mang ý nghĩa tốt lành như đậu đen, trứng cá trích muối, cá sấy,… thể hiện lời cầu chúc tốt đẹp cho một năm mới.
  • Ni no Ju: ở khay này nên phục vụ các món ăn có vị ngọt dịu như rong biển cuộn, bánh hạt dẻ, trứng cuộn,…
  • San no Ju: khay này nên sử dụng để đựng các món hải sản nướng như tôm, cá, mực… với hàm ý thể hiện cho lời chúc may mắn đến từ biển cả.
  • Yo no Ju: khay này nên đặt những món kho được chế biến từ nguyên liệu rau củ như hạt sen, củ sen, cà rốt,… với hàm ý thể hiện cho lời chúc may mắn đến từ núi rừng.

4. Thưởng thức sau khi áp dụng cách nấu lẩu Osechi

Để tăng cảm nhận về hương vị món ăn, thì việc thưởng thức theo đúng chuẩn Nhật Bản là một điều rất quan trọng. Đặc biệt, nếu như bạn dùng lẩu Osechi cùng người Nhật Bản thì hãy lưu ý những quy tắc đơn giản dưới đây để ghi được ấn tượng tốt với họ nhé.

  • Luôn đợi người lớn tuổi nhất trên bàn gắp thức ăn đầu tiên
  • Khi dùng bữa với hộp jubako, bạn nên dùng theo quy tắc ăn từ ngoài vào trong. Điều đó có nghĩa là bạn nên thưởng thức các món ở bên ngoài trước khi thưởng thức các món ở bên trong.
  • Không nên ăn luôn trong hộp jubako. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một chiếc đĩa torizara dùng để đựng những món ăn mà mình muốn thưởng thức và ăn trên đó.

XEM THÊM:

Lẩu Osechi là món ăn truyền thống đầu năm của Nhật Bản. Đây là món ăn mang đậm giá trị văn hóa tinh thần với ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Với những thông tin tham khảo về cách nấu lẩu Osechi ở trên của Michelia, bạn có thể tự mình chuẩn bị tại nhà và thưởng thức cùng gia đình để cảm nhận nhé.

Trần Ngọc Như

Trần Ngọc Như là Food blogger và biên tập viên chia sẻ ẩm thực, địa điểm ăn uống ngon, hấp dẫn trên khắp mọi miền đất nước. Tôi có hơn 10 năm trong lĩnh vực ẩm thực Việt. Trước đó, tôi từng tốt nghiệp các khóa học nấu ăn như Hướng Nghiệp Á Âu, Học viện quốc tế CHM và có cơ hội làm việc và trở thành bếp trưởng trong các nhà hàng nổi tiếng như Nhà Hàng Ngọc Mai Vàng, Nhà Hàng Jacksons Steakhouse

Những bài viết liên quan

Back to top button